Chat with us, powered by LiveChat

Cách băng cựa gà đá dễ hiểu thành công ngay từ lần đầu tiên

cach-bang-cua-ga-da-4

Nhiều anh em sở hữu gà chọi chất lượng nhưng cách băng cựa gà đá lại còn mù mờ, lúng túng khi thực hiện. Thử nghĩ vào trận mà cựa gây khó chịu cho chiến kê, hay đang đá tụt ra giữa chừng thì hậu quả đến đâu? Cùng VN138 khám phá cách quấn đúng chuẩn, đảm bảo gà cưng của bạn xung trận với điều kiện tốt nhất. 

Quấn cựa gà đá phải thực hiện từ tốn, tỉ mỉ để tránh sai sót
Quấn cựa gà đá phải thực hiện từ tốn, tỉ mỉ để tránh sai sót

Căng băng cựa gà đá là gì, tại sao cần thành thạo?

Tại sao dân chơi chuyên nghiệp rất để tâm cách quấn cựa gà chọi?

Cách băng cựa gà đá đơn giản chỉ hoạt động cố định nẹp sắt, mũi dao vào cựa của gà chọi. Sau đó người thực hiện quấn băng lại để giữ cựa chắc chắn, tránh bị rơi ra trong quá trình giao chiến. 

Tuy nhiên ý nghĩa vừa nêu chỉ là một phần, cách băng chuẩn xác sẽ giúp ích cho nài và gà như sau:

  • Tuỳ vào chiến thuật mà mỗi nài có cách băng cựa gà đá riêng. Ví dụ gà có thói quen nhảy lên rồi đáp thẳng xuống người địch thủ, nài kinh nghiệm sẽ cố định mũi dao hương chếch xuống, để đòn đá gia tăng chính xác và uy lực. 
  • Một số giống gà chọi khác rất uy mãnh trong tấn công, nhưng di chuyển, phòng thủ lại tương đối vụng về. Người băng cựa điều chỉnh sao cho chiến kê không tự làm đau mình. 
  • Độ chặt của băng cựa ở mức nào cũng nói lên trình độ của người nài gà. Băng lỏng lẻo thì mới đá vào nhịp đã rớt ra, nhưng quấn quá chặt gà sẽ cảm thấy vướng víu, mất tập trung.

Học cách băng cựa gà đá qua từng bước dễ hiểu 

Như vậy anh em đã hiểu vì sao sư kê quan trọng cách băng cựa gà đá đến vậy. Ở phần này chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết, bắt đầu từ khâu chuẩn bị, xác định kích cỡ cặp chân gà để tìm kiểu quấn phù hợp và cụ thể cách thực hiện. 

Học cách quấn cựa gà chọi qua từng bước chi tiết dễ hiểu
Học cách quấn cựa gà chọi qua từng bước chi tiết dễ hiểu

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cho cách băng cựa gà đá

Băng cựa gà đá thì đương nhiên phải chuẩn bị cựa rồi, còn loại cựa dao hay sắt thì tùy vào thể thức thi đấu sắp tới. Chia sẻ một chút về cựa gà, dân chơi nên đặt gia công riêng theo đúng kích cỡ chân. 

Một số người quyết định tự làm cựa nhưng theo bài viết là không nên. Bởi dễ làm gà khó chịu lúc đeo, chưa kể chiều dài mũi sắc không hợp lý còn làm chiến kê vướng víu thêm. 

Kế đến dân chơi chuẩn bị các vật dụng, đồ nghề sau: Băng keo, băng quấn y tế, bao ni lông, bật lửa, vải chêm. Nếu không có loại băng quấn y tế khổ 5 cm, anh em có thể thay vào bằng cuộn vải mềm đều được. 

Bước 2: Xác định cách băng cựa gà đá tùy theo vóc dáng gà

Như đã trình bày bên trên, mỗi chú gà chọi phải có riêng cho mình loại cựa “đo ni đóng giày” riêng. Chẳng hạn gà tre Asil thì cặp giò dài, phần cẳng dài hơn phần đùi nên mũi nhọn trên cựa lý tưởng là từ 4-6cm. Ngược lại gà tre thuần Việt chân ngắn, phần đùi lại dài hơn cẳng nên chúng ta gia giảm kích thước mũi nhọn còn 3-4cm. 

Ngoài ra dân chơi nên thử nghiệm bằng cách thả gà từ trên cao khoảng 1.5m, để chúng đáp đất và xem độ khuỵu gối có lớn không. Nếu phần cựa có xu hướng gần chạm đến mông gà, anh em cần biết cách băng cựa gà đá sao cho mũi nhọn chĩa ra phía an toàn. 

Bước 3: Chi tiết cách băng cựa gà đá chuẩn nhất

Cách băng cựa gà đá thuận lợi, chuẩn xác nhất là nên nhờ thêm một người nữa hỗ trợ. Người thứ nhất bế gà trên tay, kéo duỗi căng 2 cặp chân ra thẳng tắp, giữ nguyên tư thế này. Người còn lại sẽ chịu trách nhiệm đặt lưỡi cựa vào và quấn băng. 

Chú ý hướng mũi cựa chĩa ra để tránh gà chọi tự làm đau bản thân
Chú ý hướng mũi cựa chĩa ra để tránh gà chọi tự làm đau bản thân

Bạn lấy đầu ngón tay sờ dọc cẳng gà tìm đường gân nối với cựa, nơi cục gân nối nổi lên chính là điểm mốc để chúng ta đặt cựa sắt vào. Đặt phần khoanh cựa hướng lên trên, mũi sắt nằm phía dưới chĩa ra ngoài, song song với mặt đất. Bây giờ lấy tay ấn giữ cựa vào gân nối, bắt đầu quấn băng vòng đầu tiên. 

Anh em lưu ý không quấn vòng tròn xung quanh chân gà, mà chúng ta kéo chéo xuống như hình chữ X. Tỷ lệ “vàng” trong cách băng cựa gà đá là 4 vòng quấn bên trên, 2 vòng quấn ở dưới. Quá trình băng cựa có phát hiện điểm hở thì cứ mặc kệ, cứ quấn đúng tiêu chuẩn đã nêu. 

Sau khi băng cựa chắc chắn, chỗ nào bị hở, chưa kín kẽ thì độc giả mới xử lý riêng. Hơ ni lông đã chuẩn bị ở phần trên và dán vào các khe hở, nếu điểm hở quá lớn thì anh em chêm thêm vải mềm vào. 

Bước 4: Nghiệm thu cách băng cựa gà đá

Sau cùng nài sẽ nghiệm thu lại xem quá trình băng của mình đã chuẩn chưa, có sai sót ở đâu không. Cho gà đứng dậy chạy nhảy, có thể thả từ nửa mét xuống để quan sát chúng đáp đất  thoải mái hay ngượng nghịu.

Trường hợp đã quấn băng và gần sát giờ đấu nhưng mới phát hiện sự cố, cởi ra băng lại thì không kịp. Anh em giữ bình tĩnh, tùy tình hình mà chúng ta có cách xử lý “chữa cháy” như sau:

  • Mũi dao dài làm gà khó chịu: Dân chơi dùng lực bẻ cong mũi cựa một chút để giảm chiều dài. 
  • Cựa bị lỏng: Như đã chỉ dẫn ở phần trên, chỗ nào hở, lỏng thì chúng ta chêm vải, hơ ni lông vào cho chặt. Trường hợp có dấu hiệu tuột, anh em buộc phải quấn thêm một lớp nữa theo nguyên tắc 3 vòng trên, 2 vòng dưới. 
  • Cựa quá chặt: Dùng dao lam rạch bớt một lớp băng bên ngoài, sau đó quấn đè lớp băng mới để giữ cố định. 

Lời kết

Tầm quan trọng của cách băng cựa gà đá và chi tiết các bước thực hiện đã được VN138 truyền tải trong bài viết phía trên. Độc giả khi thực hiện hãy chú tâm, làm từ tốn và tỉ mỉ, một sai sót nhỏ cũng đủ khiến gà chọi của bạn “rớt đài” đấy.